0466.565.565 - 0968.655.655 http://maxmobile.vn/

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Phải làm gì khi điện thoại sạc chập chờn, hoặc không sạc được?

10:55:00

Share it Please
Sạc chập chờn hay thậm chí là không sạc được là điều gây đau đầu cho nhiều bạn trẻ thường xuyên dính với chiếc điện thoại di động. Cỏ rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, như sử dụng thiết bị tại những vùng khí hậu có độ ẩm cao, hay sử dụng điện thoại sau một thời gian dài, hoặc thậm chí là thiết bị vừa được cho đi… tắm ở dưới bồn cầu chẳng hạn…v.v. 
Khi nhận thấy điện thoại sạc chậm hơn bình thường, hoặc sạc chập chờn, đừng lo lắng quá mà đổ tội ngay cho cục pin hoặc bộ sạc điện thoại của bạn bị hỏng, sẽ dẫn đến những khoản chi phí phát sinh không đáng có. 

Cách khắc phục sạc chập chờn, không sạc được

Như đã nói ở trên, vấn đề xảy ra tùy thuộc vào các nguyên nhân cũng như mức độ khác nhau, và tất cả đều dẫn đến những hậu quả như điện thoại của bạn bất ngờ sạc rất chậm, hoặc thậm chí là không sạc được. Và sau đâu sẽ là một số giải pháp khắc phục
kiem-tra-chan-sac-smartphone

           Kiểm tra các chân tiếp xúc tại cổng USB

Đây được coi là giải pháp nhanh nhất, dễ thành công nhất đối với các điện thoại đã được sử dụng lâu năm. Nguyên nhân nằm ở việc sau một thời gian dài sử dụng với nhiều loại cáp sạc khác nhau, bề mặt kim loại trên các chân tiếp xúc trong cổng sạc MicroUSB có thể đã bị cong hoặc bị lỏng do tần suất cắm – rút dây sạc quá nhiều. Giải quyết vấn đền này khá đơn giản. Tất cả những gì bạn cần làm là tắt điện thoại, tháo pin ra nếu có thể và sử dụng những vật nhỏ như cây kim hoặc tăm khẽ “đẩy” chân tiếp xúc xuống phía dưới để có thể tiếp xúc chặt hơn với dây sạc. Cần lưu ý là bạn cần làm thao tác này thật cẩn thận và nhẹ nhàng, tốt nhất là cấm bất cứ ai lảng vảng lại gần khu vực mà bạn đang hành sự, bởi chỉ cần một cái hù nhẹ từ gấu hoặc mấy thằng bạn thân mất dạy là bạn có thể bị bất ngờ và làm gãy luôn cổng USB của điện thoại đấy.
kiem-tra-chan-tiep-xuc

2.     Vệ sinh cổng USB

Cổng USB bị bẩn trong quá trình sử dụng là một thực trạng khá phổ biến trong điều kiện môi trường sống có nhiều bụi và ẩm mốc như hiện nay. Điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến một hệ quả là các chân tiếp xúc tại cổng USB bị oxy hóa tạo thành một lớp oxit bao phủ lấy bề mặt kim loại. Và kết quả là dòng điện cấp thông qua cổng USB sẽ không  được ổn định, thậm chí trong một số trường hợp là làm gián đoạn toàn bộ dòng điện tại điểm tiếp xúc này, khiến thiết bị không thể sạc được. Giải pháp đưa ra lúc này là bạn cần sử dụng một số vật nhỏ như tăm để chà xát liên tục lên bề mặt của các chân tiếp xúc nhằm đánh bay lớp vỏ oxit kim loại kia đi. Hoặc bạn có thể sử dụng một cách khác nếu bạn đủ kiên nhẫn, đó là liên tục cắm – rút cáp ra khỏi cổng USB trong một khoảng thời gian. Điều này được lý giải để cho 2 đầu kim loại tiếp xúc liên tục với nhau nhằm đánh bay lớp vỏ oxit kia đi, bạn có thể hiểu như một cách khác của việc đánh giấy ráp vậy.
ve-sinh-lai-cong-usb

3.     Đổi cáp khác

Một số trường hợp không xạc được điện thoại lại có nguyên nhân từ việc dây cáp bị tổn thương, nhất là với các dây cáp lightning của Apple. Điều này đến từ việc chất liệu cao su cấu thành vỏ của một số loạt dây cáp quá kém bền hoặc quá mỏng, dẫn đến việc dây cáp khó chịu được lực kéo giãn hoặc bị đứt ngầm do bị người dùng để trong tình trạng “xoắn quẩy” quá nhiều và quá lâu. Do đó, nếu phát hiện ra dây cáp USB của điện thoại có dấu hiệu bị rách vỏ ngoài – thường là ở đoạn tiếp xúc với jack nhựa USB và điện thoại của bạn không sạc được hoặc sạc chậm hơn bình thường, hãy thử chuyển sang sử dụng một chiếc cáp USB khác mà bạn tin chắc là nó còn dùng được. Nếu vấn đề của bạn chưa được giải quyết, hãy tìm đến giải pháp tiếp theo mà mình sẽ trình bày ngay sau đây.

4.     Kiểm tra củ sạc và nguồn điện

Nếu việc thay cáp không giải quyết được vấn đề và bạn chắc chắn dây cáp bị rách của mình vẫn xài tốt, thì bạn sẽ cần chú ý tới củ sạc của bạn. Có một sự thật là rất nhiều củ sạc hiện tại dù được đóng mác chính hãng, hay thậm chí là bán kèm máy nhưng lại rất lỏng lẻo trong việc kết nối với các dây cáp . Để kiểm tra chúng bạn có thể lấy tay day nhẹ vào phần kết nối giữa củ sạc và cáp USB để xem điện thoại có vào điện hay không. Trong trường hợp lúc đầu điện thoại không sạc được và lại sạc được sau khi bạn làm động tác này, chứng tỏ phần USB ở cục sạc đã bị lỏng, bạn có thể khắc phục bằng cách chèn một miếng giấy nhỏ vào đầu USB đực ở dây sạc để nó có thể lắp khít hơn với đầu USB cái ở cục sạc. Trong trường hợp điện thoại sạc chậm, bạn tốt nhất không cần phải làm động tác trên làm gì bởi rất có thể cục sạc của bạn đã có vấn đề về điều chỉnh nguồn điện bên trong, hoặc thậm chí là sắp hỏng. Cách xử lý lúc này là rút ngay điện thoại của bạn khỏi bộ sạc bởi việc duy tri dòng điện yếu và kém ổn định trong thời gian dài sẽ rất có hại cho linh kiện bên trong điện thoại, nhất là phần cảm ứng trên màn hình. Thay vào đó bạn nên sử dụng một cục sạc khác mà bạn chắc chắn là dùng tốt, hoặc ít nhất đừng là một củ sạc rẻ tiền. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chắc chắn nguồn điện bạn đang sử dụng để sạc điện thoại là đúng với tiêu chuẩn dòng điện trên củ sạc, cũng như sự ổn định của mạng lưới điện vào thời điểm sạc điện thoại. Thực ra điều này chỉ mang tính chất tương đối bởi hầu như tất cả mạng lưới điện dân dụng trên nước ta hiện nay đều sử dụng dòng 220v rồi, mình chỉ nhắc  cho những bạn thích sự mới mẻ bằng việc leo lên cột điện cao thế để sạc điện thoại thôi nhé.

5.     Hãy chú ý đến môi trường mà bạn cắm sạc

Bên cạnh việc chẩn đoán về linh kiện thiết bị và phụ kiện sạc như mình đã nói, bạn cũng nên chú ý đến môi trường xung quanh mà bạn cắm sạc cho thiết bị như có gần nước không? Có quá nóng hay ẩm ướt không? MaxDaily từng thông tin đến các bạn các trường hợp thiết bị di động phát nổ như bom vào giữa đêm trong các điều kiện tương tự, hoặc nhẹ hơn là chỉ làm… phổng pin điện thoại và bốc chay thôi. Về cơ bản, việc sạc pin không tạo ra nhiều nhiệt lượng, nếu không muốn nói là cực kỳ ít, nhưng môi trường mà bạn cắm sạc lại phần nào tác động đến chính quá trình sạc điện thoại của mình. Nhìn chung, tốt hơn là hãy đảm bảo rằng bạn đang cắm sạc điện thoại trong một môi trường đủ khô ráo, thoáng mát và hơn hết là.. đừng nhét điện thoại dưới gối.
Nếu bạn làm theo những thứ mà mình đã thao thao bất tuyệt từ đầu nhưng không giải quyết được vấn đề, vậy thì vẫn còn một cách để giúp bạn, và cũng là để kết thúc phần 1 của series video này, đó chính là:

6.     Thay pin

Vâng, như thường lệ, mình luôn cố gắng đem đến cho các bạn một cách tốn tiền nhất để kết thúc những video kiểu như này. Nhưng mình cũng chắc chắn rằng nó sẽ giúp giải quyết triệt để nhất tình trạng mà bạn đang gặp phải.
Pin luôn được coi là thành phần có độ “lỳ lợm” nhất về mặt phát triển công nghệ so với tất cả các linh kiện khác bên trong một chiếc điện thoại. Pin cũng không có một tuổi thọ không dài, và sau một vài năm, nó đã bắt đầu đòi yên nghỉ hòng móc túi một khoản tiền từ người dùng trước khi nhắm mắt xuôi tay. Tuy nhiên, nếu sự việc này diễn ra chỉ sau vài tháng bạn mua mới, tốt nhất bạn nên gọi sự trợ giúp từ đơn vị bảo hành chiếc điện thoại của bạn, bởi rất có thể cục pin của bạn đã bị lỗi từ khi xuất xưởng. Lúc đó, hãy ăn vạ thật nhiệt tình và bạn sẽ được sửa chữa, hoặc thậm chí là đổi một cái mới miễn hí cũng nên.
Vậy là chúng ta đã đi hết phần 1 của loạt video về những cách khắc phục tình trạng điện thoại sạc chập chờn hoặc không thể sạc được. Bạn có ý kiến gì về video này? hãy comment bên dưới.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét